Chào


Nếu tình cờ bạn đọc bài mà cảm thấy nhẹ nhõm người hay mỉm cười thì ta rất phấn khởi. Hihi

**

1

2


Thứ Năm, 26 tháng 5, 2011

Lấy chồng Hàn

Tạo sao lại xảy ra chuyện này?
Nghèo quá, đói quá người ta mong muốn có một cuộc sống giàu sang sung sướng. Nhớ lần kia, nghe một người nói lý do để cho con gái lấy chồng người nước ngoài. Trước đây là lấy Đài loan, sau này tới Hàn quốc, mai mốt Hàn quốc siết chặt thì lấy chồng Trung quốc. Đâu cũng được miễn cải thiện được cuộc đời, nếu  giàu sang sung sướng thì coi như số may nếu không thì vận rủi, cũng xong một kiếp người. Người ta nói này nói nọ, nói là ham tiền, làm biếng muốn ăn sung mặc sướng mà không cần động chân động tay nên nhắm mắt đưa chân. Thử nhìn coi, những người đó là những người ít học, ở nơi vùng xa xôi, ít thông tin. Ti vi phủ sóng tới tận đó, loa phường phát inh ỏi mà sao không có thông tin hướng dẫn người ta, toàn phát cái cao siêu trên trời dưới giếng, toàn những cái không tưởng. Hội liên hiệp phụ nữ, hội liên hiệp thanh niên, đoàn thanh niên đâu rồi. mắc họp hả hay mắc đi xây dựng xhcn? Ít ra là cũng cung cấp cho người ta một số kỹ năng khi sống ở nước ngoài, sống với những người có nền văn hóa, phong tục khác, những thuận lợi và khó khăn khi sống ở nước ngoài để họ có quyết địunh đúng đắn, để họ biết cách sống dù chút ít trong môi trường hoàn toàn xa lạ. Hay là bởi vì nói xạo nhiều quá rồi nên có nói, có hướng dẫn giúp đỡ thì cũng chẳng ai thèm tin.
Mà người ta chê những người đó mơ mộng cuộc sống giàu sang xứ người nên lấy chồng Hàn. Vậy còn những người đi học, đi lao động nước ngoài họ tìm cách ở lại nước ngoài là sao? Bao nhiêu người lấy vợ, lấy chồng người nước ngoài để được nhập quốc tịch để được ở lại. Và rồi họ có bị bạo hành không? bạo hành về thể xác hay bạo hành về tinh thần cũng là bạo hành. Và dĩ nhiên người ta li dị nếu không sống được. Nhìn thấy khác nhau nhưng bản chất thì như nhau.
Họ muốn trốn chạy cuộc sống hiện tại, vì mệt mỏi quá, vì khó khăn quá, vì nhịn nhục quá chăng hay là vì làm biếng quá, vì tham lam quá?

Thứ Ba, 24 tháng 5, 2011

Linh tinh

Không tin như vậy. Vì khoa học xã hội đụng chạm đến tùm lum thứ tế nhị, mà người ta không cho mở miệng, người ta dạy những kiến thức không tưởng nên chán, nên sợ vậy nên ai dám học.
**
Dô dziên, phạt người ta vì người ta sai thì nhân viên phải đúng chớ. Sao lại nói không thể bắt nhân viên xin lỗi, có sai đâu mà bắt người ta xin lỗi. Nếu hai người đều sai thì kể đúng kể đủ là tới 3 người sai, người thứ 3 sai trầm trọng nhất
**
Bác kia đâu rồi, hay đệ tử của bác đâu, sao không biểu người ta là mua dô đi, là lúc tốt nhất để mua dô. Trốn đâu mất rồi
**
Tạo sao mấy con số của Liên xô trước khi sụp đổ cũmg tốt đẹp cực kỳ. Vì sao mấy con số của Bắc Hàn cũng tốt đẹp mà dân chúng sắp chết đói cả đống người? Vì sao những con số của bác ba cũng cực kỳ tốt đẹp mà lòng dân không yên, cứ rục rịch đòi thay đổi cái kiểu quản lý?
**
Đi bầu là quyền lợi và nghĩa vụ. Đóng thuế là quyền lợi và nghĩa vụ. Kinh tế xã hội chủ nghĩa theo kiểu thị trường đặc trưng của tư bản chủ nghĩa. Đảng viên là tầng lớp vô sản được quyền làm kinh tế tư nhân, được làm ông chủ nghĩa là giới chức bóc lột theo triết họcMarxLénin. Giáo dục tiểu học là bắt buộc và miễn phí nghĩa là không phải đóng học phí nhưng mà phải đóng tiền xây dựng trường và hàng trăm cái bà dằn khác...
**
Hay ghê đó, lúctrước thì nói toàn là hiệu quả tốt đẹp và nhiều mặt nữa chớ, còn bây giờ lên kế hoạch khác phục hậu quả, mai mốt đừng có nói là phá bỏ nó nghen vì nguy hiểm quá. Bác ba làm gì thì đàn em học hỏi làm ngay liền mà, chuẩn bị lên kế hoạch đi là vừa kịp
**
Đúng rồi. Ngu gì đổi mới, đổi mới rồi không rạch mặt ăn vạ được bác ba. Cứ vậy nghen, làm cái mụn cóc mọc ngay trên huyệt cho bác ba biết tay, đố mà dám mổ lấy nó. Cái xứ kia không có hàng nóng như ta nên nó sợ phải bắt chước bác ba. Đượcăn mà không cần làm đó là chủ nghĩa cộng sản. 
**
Bậy nè, lạm phát gì mà tỷ giá cứ tụt hoài vậy.
**
Haha, gì dzậy nè. Phải đi trước chớ, sao cứ để  người ta hỏi rồi trả lời vậy?
**
Chớ mấy nước đã sản xuất, đã khai thác ra đầy đó rồi làm gì? đổ đống cho mối mọt ăn hả? Tìm thằng nào mà lừa nó dụ nó mua hay là hù dọa bắt nó phải mua. Dễ vậy mà. Tháng sau thì giảm xuống chút ít để khích lệ tinh thần tới tháng kế tiếp lại tăng vọt lên cho vui cửa vui nhà
**
Còn từ gì để nói nữa đây?
**
Haha, chẳng hiểu gì hết trơn. Sao người ta cứ cắm đầu cắm cổ đi vay, vay để làm gì, để sản xuất hả, để mua bán hàng hóa hả, thấy đâu có tăng trưởng đâu, thấy giảm chi tiêu công 10% nữa mà, thấy giá cả cao ngút trời ai cũng thắt lưng buộc bụng mà, đâu có mua sắm thêm gì nữa đâu, vậy người ta vay để làm gì? bộ để đánh bạc hả. Giống như con bạc khát nước càng thua càng cố, càng cố còn thua. Đã không chế tăng dư nợ rồi mà còn định tăng thêm dự trữ bắt buộc  nữa hả ? Có mấy ngân hàng nợ tăng chưa đủ hả? Nên chạy dư nợ, rồi phải chạy tiền gửi hả? Cho chết bớt đi chớ, không dưng để nuôi mấy cái dặt dẹo đó rồi để cả nền kinh tế lao đao vì ba cái tầm xàm này hả?
**
"Lẽ ra nợ của nhà nước thì nhà nước phải có trách nhiệm trả, trong trường hợp này, Hội đồng quản trị và ban điều hành Công ty Inexim Dak Lak phải cùng SCIC báo cáo Bộ Tài chính và cơ quan chức năng thống nhất khấu trừ phần thiệt hại này vào phần vốn hiện có của nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần chứ không thể “im lặng để rồi cổ đông phải gánh chịu”, hoặc phải có phương án khác thay thế.
SCIC chạy nợ hả? vậy là nhà nước chạy nợ hả?
**
**
**
**
**
Chỉ có mỗi báo này đăng bài còn coi được.
**
Mất là đáng đời, to ăn cướp lớn thì nhỏ ăn cắp nhỏ, ăn trộm, quy luật rành rành đó mà, có gì đâu mà không chịu hiểu, người ta cứ chửi xh này rồi người ta vô tư tin xh này, sao kỳ vậy? Ai biểu gởi mà không kê khai, có kê khai thì người ta ưng tráo hàng tàu vô thì ráng mà chịu lấy. Có gửi thì gửi người quen đem về, mà gửi chi, hàng TQ rẻ thí mồ, đầy cả hang cùng ngõ hẻm 
**
Hả?
**
Giỏi ghê đó, mới nổ sáng nay tới 12h trưa ở VN đã có tin khẳng định hung thủ là người dân bất bình trước một vụ xét xử hiện đang được giới chức trách xem lại.
**
**
**
**
**
**
**
**
**
**
**
**
**
**
**
**
**
Đểu thật, tự mình chặt chân mình là cớ làm sao?
**
"Bắc Triều Tiên thường xuyên đe dọa tấn công vào các phương tiện tuyên truyền chống lại chính quyền miền Bắc đã được Hàn Quốc dựng lên sát khu vực biên giới hai nước. " Haha, mắc cười ghê ta ơi. tại sao loa, đài, chính quyền trong nước với quyền sinh quyền sát trong tay mà nói dân không tin lại e sợ dân tin những thông tin từ xứ người, bộ nói xạo, làm bậy tùm lum hả nên người dân có tinh thần cảnh giáo cao hả?
**
Ta nghi ngờ chuyện này từ lâu, từ lúc mới manh nha cái ý tưởng viện cao cấp, thấp cấp gì đó. Vầy nè, mấy bác viện kia tìm cách mà chạy đi nghen, trâu chậm uống nước đục đó. Chậm chạp tới sang năm là bơ vơ bi giờ. Muốn chuyển đổi mô hình thì cứ chuyển đường đường chính chính, nhân sự thì thiếu gì cách mà xử lý, gì mà làm kiểu gì kỳ vậy nè. Giống đánh lén quá.
**
haha, chết em nó chưa, quen thói lừa đảo thị uy trong xứ tưởng đem cái thói này ra chơi với người xứ ngoài được, có 3 đầu 6 tay thì mong chơi gian được với người ta, đừng có để tới lúc xì xụp ôm chân mà xin anh tha tội chết, chớ không thôi trong xứ cũng đập te tua, vì mày tao phải đánh tao, vì tao tao phải đánh tao lẫn mày. Mà người gì cứ hở chút là nghĩ tới chuyện gian lận là cớ làm sao? chắc là con người mới
**

Uống cà phê

Uống cà phê. Người kia hỏi người bạn ở 1 viện nghiên cứu: cà phê VN đang uống thì như thế nào, có giống với gu mấy nước khác không. Nghe trả lời là cà phê VN rang cháy hơn, cháy hơn nên có khả năng nguy hiểm tới sức khỏe hơn, nhưng thực tình không có nghiên cứu nào về vấn đề này nên không dám khẳng định ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe. Hơn nữa, người ta còn bỏ đủ thứ vô để làm giảm chi phí thì cũng không biết được tác hại của nó như thế nào. Thói quen người ta từ xưa tới giờ khó mà thay đổi. Ta buồn cười, ừ thấy cà phê TN nó làm cà phê gì mà chở cả xe tải đậu nành vô công ty, hỏng biết để làm gì, hehe. Có người thấy cà phê pha dẻo quẹo thì khen ngon, cà phê thiệt lấy đâu ra dẻo quẹo, chẳng biết bỏ cái gì vô trỏng. Tốt nhất đừng có uống loại đó.

Thứ Hai, 23 tháng 5, 2011

Lạm phát

Để ngăn chặn lạm phát, người ta giảm chi tiêu công theo cái 11. Hihi, khôi hài, người ta nghĩ rằng chi tiêu ít đi thì sản xuất ít đi, sản xuất, buôn bán ít đi thì chặn đứng được lạm phát. Thiệt hông dzậy? sản xuất ít đi thì giá hàng hóa lại mắc lên chớ bộ, buôn bán ít đi thì giá hàng hóa cũng mắc lên chớ bộ. Vì cái chi phí cứng là không thay đổi, vì quy mô sản xuất thu hẹp lại thì chi phí mềm trên mỗi đơn vị sản phẩm cũng tăng lên chớ bộ. Cái cần rờ vô là mấy doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả nên đẩy lạm phát lện cao, vậy mà người ta cứ cố mà giữ nó sống dặt dẹo. Vì nguồn vốn của nó nhiều, vốn tự có, vốn vay ưu đãi, tùm lum loại, quá nhiều nữa là nhưng năng suất rất thấp, hiệu quả rất thấp. Ưu đãi vậy đó mà hiệu quả kém vậy đó dẫn đến  thị trường không có cạnh tranh hay là cạnh tranh không lành mạnh và cũng có thể nói do cơ chế nên cạnh tranh không lành mạnh dẫn đến hiệu quả cực kỳ kém. Chính nó mới làm tăng lạm phát ầm ầm, vậy mà sao người ta toàn nhìn vô đẩu vô đâu rồi phán như thánh như tướng, rồi cắt giảm chi tiêu công, tưởng là cắt giảm nó thì lạm phát giảm xuống. Dĩ nhiên cần cắt giảm nhưng không cắt giảm một cách cực đoan như vậy. Không bán các DNNN thì chắc chắn một điều là không bao giờ ngăn chặn được lạm phát, đừng có mà mơ là cải cách để nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN. Không có cái gì thúc đít nó thì đừng hòng nó chạy. Nó sợ phỏng nó mới chạy.

Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2011

Chậm trễ

Tại sao người ta lại làm như vầy? Tại lòng tham cộng với ngu dốt cộng thêm sự độc ác nữa?
Trâu chậm uống nước đục, thật là đúng. Ngày xưa khi mà bắt đầu giai đoạn phát triển công nghiệp ở những nước Âu Mỹ thì những hóa chất này còn chưa thông dụng. Lúc đó luật và sự hiểu biết cuản gười ta còn đang trong giai đoạn hoàn thiện dần dần, cho nên việc sử dụng mấy hóa chất gây tác dụng 2 mặt này thường là hiếm có. Đến khi phát triển, những chất như vậy được sản xuất nhiều, dễ sử dụng, hiểu biết của người ta cũng như luật và thi hành luật ở xứ người về những vấn đề này cũng như việc sản xuất và sử dụng nó được thực hiện nghiêm ngặt vì an toàn cho sức khỏe của người dân đượcđặt lên hàng đầu. Còn ở những nước kém phát triển, tới ngày nay do được hưởng thành quả từ những phát minh, sáng chế đó, việc mua bán sử dụng, sản xuất nó thật dễ, giá rẻ hơn nhiều so với dùng những hóa chất khác an toàn cho sức khỏe  trong khi đó nhận thức của người ta cũng như luật pháp chưa hoàn thiện, thi hành luật cũng vậy. Điều đó dẫn đến việc người ta sản xuất và sử dụng tràn lan, bất chấp những hậu quả mang lại cho cộng đồng và cho chính họ. Dĩ nhiên là khó nhưng không phải là không có biện pháp ngăn chặn, chấm dứt những việc tệ hại như vậy. Chẳng qua là lãnh đạo có đủ năng lực và ý chí để làm không thôi. Khi xã hội kém phát triển mà được hưởng những thành quả của những xứ phát triển thì cần có những biện pháp khôn ngoan và mạnh mẽ thì mới hạn chế được những tác hại của những thành quả đó nếu sử dụng sai. Cũng có phần nào giống như trẻ con chưa đủ nhận thức mà dùng dao cắt đồ ăn, không khéo đồ ăn không cắt được mà chỉ nhăm nhăm chặt nhầm vào tay. Hiểu biết, nhận thức cũng như những luật lệ và biện pháp ngăn chặn đều đi chậm hơn so với những nước phát triển, là nước đã làm ra chúng, cho nên việc sử dụng sai, có thể do vô tình hay cố ý,  đều rất có thể xảy ra, và đem đến những hậu quả cực kỳ xấu. Biết đổ cho ai? chậm trễ bao giờ cũng thiệt hại. Biết vậy để còn có cách mà tránh bớt những tác hại còn hơn không biết để tự ru ngủ cả cộng đồng.

Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2011

Thời gian

Hồi xưa, bé còn tí tẹo, thường được ba má chở về nhà nội chơi. Có một lần bé mở tủ áo quần của cô, thấy áo dài, áo đầm cả tủ. Bé khoái quá, mặc hết cái áo dài này đến áo dài kia, áo đầm này đến váy đầm nọ. Dài thòng lòng, rộng thùng thình nhưng thích ơi là thích. Bé còn mang giày của cô nữa chớ, mà hay thiệt, giày cao 5-7 phân mà bé đi gọn ơ, không té. Rồi đeo thêm giỏ xách của cô nữa, mang cái này rồi bỏ xuống lại mang cái khác lên. Bé còn xuống nhà khoe bà nội nữa chớ. Cô đi làm về nghe bà nội kể lại, buồn cười quá. Vậy mà bây giờ bé lớn tướng rồi, chuẩn bị đi làm rồi. Tình cờ mở tủ áo quần, nhìn lại mấy bộ áo, váy hồi xưa lắc xưa lơ, thấy thời gian sao mà trôi nhanh quá.

Thứ Năm, 19 tháng 5, 2011

Mất cuống vé

Không thể nào hiểu được, trên máy bay kia kìa, có cái cô tiếp viên kia lại làm mất cuống vé của hành khách. Máy bay có ma à, hay là cô ấy nuốt cuống vé vô bụng để lấy may, hay là cô đó bịnh nên giấu cuống vé về sắc thuốc uống rồi, hay sàn máy bay bị lủng nên nó rớt xuống đất rồi bay mất tiêu rồi. Chịu, đến già như má tui còn chưa chắc hiểu nổi nói chi tui. Có khi nào thấy ông kia đòi dữ quá nên cô ta thách thức, ông tưởng ngon lắm hả, tui xé cho biết tay, thấy chưa, chừa chưa. Người ta thắc mắc mấy chuyện kia, ta chỉ thấy ngạc nhiên sao cái cô kia làm mất cuống vé người ta, mà làm mất bằng cách nào. Cô đó có hay làm mất tùm lum mấy cái của cô đó không hén. Máy bay dơ lắm hả, như bãi rác hay sao mà làm rớt cái cuống vé thì nhìn hỏng ra. Hay là cô ấy ngày xưa làm giao liên, thấy động là nuốt giấy tờ vô bụng liền. Chớ bằng cách nào mà nó mất. Nếu tự dưng mà mất thì ghê quá, ghê dễ sợ luôn đó. Tại nó cứ không cánh mà mà bay thì giấy tờ, tiền bạc, của cải của hành khách cũng không cánh mà bay là chuyện dĩ nhiên. Đừng có nói là có ma hay phù thủy trên máy bay đó nghen. Sợ lắm đó, ma mà chơi cái kiểu hô biến luôn áo quần của hành khách mặc trên người thì tiêu luôn. Cô đó là người quen trên máy bay vậy mà ma còn lấy nói chi tới người lạ như mấy hành khách thì ma nào mà tha. Coi chừng đi xong lại bị ma ám điên điên khùng khùng nữa thì ghê quá, kiểu này chắc có cho vàng thì chẳng ai dám đi nữa, hehe
**
Bác kia thì nói mất thì có gì quan trọng đâu, vậy lấy cái gì chứng minh người ta có đi để thanh toán công tác phí?

Linh tinh

Haha, chơi tới bến luôn đi bác. Tui ủng hộ, nhiều người ủng hộ bác đó. Hihi, tui thắp nhang cầu cho bác thắng luôn. Sao báo chí không tìm hiểu mấy cái cô tiếp viên kia là con cháu ai, có đang bồ bịch ai không, nhân viên an ninh là con cháu ai. Lòi ra liền hà.
**
Chỉ cần đọc xong cái bài này là thừa biết ai đúng ai sai, khỏi phải lăn tăn
**
Hồi trước ai phá hết rừng rồi hở bác, bây giờ hết rừng kia rồi thì người ta phá vườn quốc gia, cũng vậy thôi mà bác, hehe, nặng nhẹ gì dữ dzậy
**
"Việc Jong-un thăm Trung Quốc có thể hiểu là Bắc Kinh đã phê chuẩn việc cha truyền con nối ở Triều Tiên.
**
Chơi gì kỳ dzậy? Hoặc đuổi khỏi ngành hoặc không làm gì cả chớ
**
Vậy sao mấy bác lãnh đạo toàn ra nước ngoài chữa bịnh không vậy? Ông VVK còn chết ở Singapre mà. Nói có sách mách có chứng
**
"Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã có bài viết gửi VnExpress, nêu rõ quan điểm, nội dung và chiến lược đối ngoại quốc phòng của Việt Nam trong thời gian tới." ???
"Mặt khác, đối ngoại quốc phòng phải đấu tranh có hiệu quả đối với âm mưu nhằm phi chính trị hoá quân đội, tách quân đội khỏi sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, phòng và chống các hoạt động tuyên truyền phản cách mạng, các tác động tiêu cực của hội nhập quốc tế đến tư tưởng của quân đội."???
"Thực tế cho thấy trong thời gian qua, khi chúng ta giữ vững độc lập tự chủ, tôn trọng lợi ích của bạn thì chúng ta đã tăng cường quan hệ hữu nghị với Trung Quốc, từng bước nâng cao hiệu quả hợp tác, đồng thời bàn bạc giải quyết những bất đồng còn tồn tại."???

**
"Công chức có thái độ hách dịch, cửa quyền với dân sẽ bị khiển trách". 
Sướng ghê đó, doanh nghiệp nào mà có quy định như vậy đối với nhân viên thì  ba bảy hăm mốt ngày là sập tiệm ngay. Đúng là công chức xhcn. Ăn tiền rồi sao lại đuổi người ta được.
**
"Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo, coi trọng quan hệ hai nước, tăng cường xây dựng lòng tin, không nên có những hành động làm phức tạp thêm tình hình trên biển"???
**
Hết rồi hả bác, sao giỏi vậy biết là lần cuối cùng hở bác? lớn nhất trong lịch sử mà
**
Cái bác ba này nhiều chuyện thâtt. bác làm gì mà hàng xóm bốn bên của bác đều phải lo thủ là cớ làm sao hả bác? Sao hàng xóm láng giềng của bác khác cửa nẻo để mở mà không sợ gì hết là sao? 
**
Cái này gọi là ráng rặn ra đó, tiền lẻ mà. Hehe, làm vậy thì thiên hạ chắc mẩm là nó sai tỏng tòng tong rồi nhưng lỡ bươi ra rồi, bốc mùi rồi nên kiếm cái gì đó phạt cho có để ráng mà vớt vát chớ. Thiên hạ nói rồi mà, thời nào thế đó. Thời xưa cà chớn thô bỉ, ý lộn thô thiển, thời nay cà chớn tinh vi hơn chớn sao thô thiển vậy, kém quá. Biết là không lấy tay vỗ vào mặt nhưng chơi gì kém quá. Vầy nè, lỡ phạt rồi thì kiếm thằng nào tên tuổi  đứng ra lãnh phần nộp phạt tỷ như sếp nào của sorry ẹ lai đó, là fan của bác đó. Coi như thằng đấm thằng xoa vậy, y như bác Châu đó. Cà chớn thiệt
**
Thiệt không vậy? Ta ráng sống đến hết năm nay coi còn hô to đến lúc nào
**
bác ba hỏng chơi vậy đâu, dụ dỗ thoát ra được cái bẫy thu nhập trung bình rồi sập vô cái bẫy dân chủ hả, vậy thì tiêu ma cái xhcn định hướng thị trường rồi, con cháu lý đờ quen ăn sung mặcsướng mà không p[hải suy nghĩa, không chịu làm lụng rồi sống sao đây. Kệ cái trung bình với không trung bình của mấy người.

Thứ Tư, 18 tháng 5, 2011

Lèo phèo

Trường tiểu học kia ra đề thi tả lại trường sau giờ học. Lỡ em nào viết là sau giờ học là em về nhà liền chớ không đi la cà hay ở lại trường chơi nên em không biết trường em như thế nào sau buổi học nên em không thể tả, thì thầy cô cho mấy điểm? Nếu mà thầy cho đề làm biếng nghĩa là gì thì học trò chỉ ghi chữ bài làm vô rồi để trống qua trang sau ghi chữ làm biếng là như vậy đó, bộ thầy giáo cho zero hả?
Hồi xưa làm bài trắc nghiệm tiếng Anh có 1 câu là hồi nhỏ bạn thích ăn gì, có các tùy chọn là ăn kẹo, ăn bánh mì, ăn cháo và 1 món nữa hình như là gặm xương hay sao. Mọi người trong lớp chọn ăn kẹo, chỉ có mình ta chọn là ăn cháo. Hehe, dĩ nhiên thầy phải cho đúng, không thì ta cãi tới nơi. Còn được nêu danh trên lớp nữa chớ, trẻ con nhìn thấy cháo là lấy tay che miệng lại ngay chỉ có mỗi mình Uyeen là thích ăn cháo, haha.
Người ta đi chợ thì không gửi xe vô chợ, vô đó lựa đồ mà tấp đại xe vào những hàng bày ra ngoài đường mua đại cho xong. Mua đồ cho mình ăn còn làm đại cho xong hơn cả mua đồ cho heo ăn
Người ta ký văn bản mà không thèm nhìn cái mình ký, ký đã đời rồi, đưa ra làm thấy hỏng có được, giống như bắt người ta đi bằng 2 tay vậy, nên ban hành lện thu hồi văn bản, một đống nữa mới chết chớ.
Trẻ con học ngày, học đêm, học trối chết, còn hiểu hay không thì kệ tụi nó, miễn là lên lớp 100%, thi đậu 100% không thôi bị xếp loại, phê bình, lớp dưới họckhông xong, tống lên lớp trên, lớp trên học không xong tống lên lớp trên nữa, sau rồi tống ra trường gần ráo trọi, kệ tụi nó không thôi thầy cô, hiệu trưởng, trưởng phòng, giám đốc bị đánh giá xếp loại thì mệt đa. Ba không, bốn tốt, năm giỏi, sáu trừ, bảy theo, tám chống, một đống phong trào cứ vậy mà thực hiện.
vân vân và vân vân, người người lèo phèo, nhà nhà lèo phèo, ai ai cũng lèo phèo, nơi nào cũng lèo phèo, lèo phèo là hợp thời thượng, lèo phèo là đúng, lèo phèo muôn năm.

Thứ Ba, 17 tháng 5, 2011

Nước ngoài

Bà đi B, đánh đế quốc Mỹ để xây dựng xhcn. Con gái bà, đi lao động nước ngoài, rồi tìm cách lấy người nước ngoài để ở lại xứ tư bản, cháu nội cả 2 đứa đều lấy chồng người nước ngoài để đượcở nước ngoài.
Cô kia, du học tự túc ở Mỹ, học xong tìm cách ở Mỹ, không về. Đứa em cô ấy lại xin du học tự túc ở Mỹ nhưng phỏng vấn năm lần bảy lượt đều không được, hehe, học xong rồi ở xứ nó luôn thì sao, thấy con chị vậy rồi thì con em ở lại là cái chắc. Siêu giỏi thì nó rước qua còn làng nhàng cả đống đừng có mà mơ. Lại nghĩ cách tìm người quen, bạn bè gì đó làm hôn nhân giả để đi qua Mỹ.
Người kia, kiếm học bổng để đi học nước ngoài, có cơ hội thì ở đó luôn.
Nhớ ngày xưa, chị kia cứ nằng nặc đòi giới thiệu cho người anh của chỉ đang ở Mỹ. Sợ ta lắc đầu chỉ còn đế thêm học siêu giỏi luôn, huy chương cân được tới mấy ký. Thấy ta lắc đầu thiệt, chỉ biểu hay là nói ảnh về VN ở, thấy ta lại lắc đầu chỉ ngạc nhiên. Trời ạ, người quen sống ở nước ngoài từ lúc nào rồi về đây thấy sao mà chịu nổi lại tội người ta, vậy mà không hiểu gì hết trơn, hehe. Kể cho người kia nghe vì người đó cũng mơ mộng xứ người, có dịp là đi ngay, cho nên  người đó ngạc nhiên: có điên không, sao không đi? Có, hehe, điên thiệt.
Ai ưng thì cho đi hết giữ lại làm chi hén, chỉ phụ thuộc vào việc họ qua đó có được cho ở lại không thôi.

Bảo lãnh

Bảo lãnh là bên thứ 3 đứng ra chịu trách nhiệm thực hiện một nghĩa vụ nào đó cho một bên kia là bên được bảo lãnh trong trường hợp bên đó không thể thực hiện nghĩa vụ đó trong thời gian quy  định. Bảo lãnh trong cho vay là bên bảo lãnh đứng ra trả tiền vay cho bên đi vay trong trường hợp bên đi vay không có khả năng trả nợ gốc và lãi theo đúng kỳ hạn quy định trong hợp đồng vay vốn. Thường có hợp đồng bảo lãnh hay thư bảo lãnh. Như vậy bên bảo lãnh thường là có tài sản để thế chấp, đảm bảo cho món vay đó hay có uy tín để đảm bảo cho món vay đó. Nếu bên đi vay không trả nợ gốc và lãi thì bên bảo lãnh phải trả nợ thay cho bên đi vay, nếu bên bảo lãnh không trả nợ thì người ta xiết đồ, gọi là phát mãi tài sản thế chấp để thu hồi nợ. Còn nếu bên bảo lãnh không có tài sản thế chấp mà chỉ có cái mạng cùi gọi là uy tín, hehe, thì bên cho vay ráng mà chịu lấy nếu nó  không trả vì cùi rồi mà, còn không thì nhờ giang hồ xin em nó tí huyết cho nó biết đường đi chỗ khác mà cùi chớ đừng giở trò cùi với ông đây, chớ biết làm gì bây giờ. Nói chung chẳng có gì là tin tưởng trăm phần trăm nhưng đàng hoàng thì thiên hạ đàng hoàng lại, lưu manh mất dạy thì có lưu manh mất dạy trị lại.

Không hiểu

Chẳng hiểu ra làm sao. Ngày rằm, mùng 1 mgười ta đi chùa, ăn chay, cúng kính thành tâm lắm. Vậy mà người ta mua hàng thiếu nợ thì đến hạn trả đúng vào ngày mùng 1 ngày rằm thì thôi rồi, chờ ngày mai. Nợ nần thì lo mà trả đi chớ, vậy ăn chay, đi chùa để làm cái gì. Đem tiền đi cúng dường thì được mà tiền nợ nần thì lấy cớ rằm, mùng 1 không trả. Giống lừa dối hay nịnh bợ phật quá chớ đâu có thành tâm cái gì, hehe. Không biết trời phật có chứng giám cho lòng thành của người ta không hén.

Nói linh tinh

Bác kia nói là dân chúng oán giận ghê gớm. Đừng tin nghen, tin chết liền. Bác ý nói để xả bớt cái van nóng bỏng trong dân đó mà. Nếu thực sự bác ý có ý nghe lời dân thì bác ý nói rõ là dân chúng oán giận cái gì, cần làm gì để dân chúng bớt oán thán, chớ sao nói lấp lửng không không vậy. Thời xưa lừa mị kiểu xưa, thời nay lừa mị kiểu nay
**
Thấy người ta xây cái nhà thờ họ to tổ bố, nghĩ linh tinh, chắc xây sẵn để đem về quê, thời buổi tham nhũng đầy đường, bớt xén nguyên vật liệu tùm lum, đụng đâu cũng thấy hàng gian hàng giả, có khi khâu bảo quản hàng hóa đã bị bớt xén hay dùng hàng giả nên chất lượng không đảm bảo, biết đâu xử lý trước khi nó đổ bể.
**
Đảng viên có con thứ 5 thì bị khai trừ khỏi đảng, không phải ưu ái đâu mà vì đảng viên là những con người tốt, giống tốt phải truyền lại cho đời sau càng nhiều càng tốt, đảng viên giàu nên của cải cần phân chia cho nhiều người để đỡ bất công xã hội
**
Người ta nói là cổ phần hóa DNNN thì những người có thế lực sẽ biến của công thành của ông trong nháy mắt, nên cẩn thận. Làm gì có, để nguyên vậy thì biến của công thành của ông cũng dễ ợt hà, giống như ăn kẹo vậy đó.
**
Người dân tồi tệ nên dựng lên chính phủ tồi tệ, tới khi chính phủ đó đứng vững chân thì nó tồi tệ gấp trăm lần người dân, người dân lúc đó có muốn sửa sai thì cũng khó.
**
Mấy chục năm có lẻ, miền bắc vô thì một số người miền nam bỏ chạy tán khỏi quê hương xứ sở, liệu lịch sử có lặp lại hay không, khi phương bắc kia vô phương nam này thì những người kia lại bỏ xứ mà đi, lúc đó biết đi đâu.
**
Ngạc nhiên là sao phía bắc lại là cộng sản, phía nam tư bản. VN trước năm 75, bây giờ Nam - Bắc hàn
**
Chiết khấu bán sách giáo khoa tới 24%, bằng 1/4 giá sách. Cực kỳ lớn vì sách giáo khoa là độc quyền, sách giáo khoa là cần thiết, là loại hàng hóa không thay thế được. Vì vậy chiết khấu như vậy là cực kỳ vô lý, là hút máu người dùng, phải dùng từ hút màu mới chính xác. Chiết khấu tối đa 10%, hợp lý là 3-7% tùy loại. Nếu có nhiều nhà xuất bản khác nhau cùng xuất bản, nếu có nhiều bộ sách giáo khoa khác loại được lưu hành, không phải nhiều đến loạn mà có thể khoảng 3 bộ đến 5 bộ thì mức chiết khấu có đến 30% thì cũng không thành vấn đề, vì tự thị trường sẽ điều tiết, người bán sẽ chia bớt cho người mua phần chiết khấu để đẩy doanh số như bán 1 tặng 1 chẳng hạn. Các nhà báo, các nhà giáo dục, nhà kinh tế có lương tâm đi đâu hết hết rồi, sao lại không đánh mạnh vào mảng này. Quan tâm đến giáo dục mà không ai hó hé tới cái này là cớ làm sao?
**
Sao người dân chỉ quan tâm tới chuyện người ta bán nước (uống) lấy tiền mà không hề nghĩ tới chuyện người ta bán dân lấy tiền hén, kỳ thiệt, hay một đằng là cụ thể một đằng là trừu tượng, bán lai rai lấy tiền lai rai nhưng đều giống nhau cái cụ thể là tiền. Nghĩ mãi không ra.
**
Nghe cái bài phỏng vấn của phóng viên BBC thấy hề không chịu nổi, vậy mà còn thiệt là dài nữa
**
Đọc slogan thì người ta hiểu được chất lượng+ số lượng của hàng hóa đó như thế nào, đọc cái slogan của mấy chú bộ đội ta hỏng thấy đất nước tổ quốc ở đâu nên hỏng biết mấy chú đó làm gì, hehe.
**
Bầu cử để làm gì hén, chọn ai chọn đại đi cho xong, đỡ tốn tiền của dân. Còn chi phí đó thì để lại nữa tiền cho dân, còn nữa tiền thì tự chia nhau cũng được chớ biết làm sao bây giờ, không thể chọn cái tốt thì chọn cái ít xấu nhất vậy. Khi bầu cử là quyền lợi, ai muốn đi bầu thì đi thì may ra bầu cử còn thực chất, còn khi mà bầu cử vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ thì đừng có mà tin lá phiếu của mình nghen, vì ứng viên là ai hỏng biết được mà, hội đồng kiểm phiếu là ai hỏng biết luôn, muốn ứng cử cũng phải bị sanh ra dưới một ngôi sao sáng.
**
Bứctường Berlin đổ thì người xhcn tràn qua người tbcn để nhờ vả, nếu bức tường ngăn cách giữa Nam Hàn và Bắc Hàn dỡ bỏ thì người ở xhcn chắc cũng chạy về phía tbcn mà nhờ vả. Kỳ ghê đó, xã hội ưu việt mà nhờ vả xã hội kém ưu việt là sao? 

Thứ Hai, 16 tháng 5, 2011

Thị trường hay định hướng thị trường

Theo quy định của WTO, các nước có nền kinh tế phi thị trường cần phải chuyển đổi thành nền kinh tế thị trường trong một thời gian quy định nào đó. Vậy nền kinh tế hiện tại của nước đó chắc chắn không phải là nền kinh tế thị trường theo đúng nghĩa của nó. Mấy xứ có nền kinh tế chưa chuyển đổi thì phải chuyển đổi thành nền kinh tế thị trường, nghĩa là định hướng theo thị trường. Ví dụ như nền kinh tế phong kiến, tự cung tự cấp là chính, khi gia nhập WTO, thực hiện các cam kết của nó thì cần hướng tới nền kinh tế thị trường. Vậy phải gọi là kinh tế phong kiến định hướng thị trường, tới khi mà chuyển đổi hoàn toàn thành kinh tế thị trường, nghĩa là quăng đi cái phong kiến chỉ còn mỗi cái thị trường là xong, hehe. Cũng vậy, bản chất kinh tế xhcn là kinh tế kế hoạch hóa, thực hiện cam kết thì nó phải chuyển đổi thành kinh tế thị trường trong một thời gian quy định nào đó. Nghĩa là kinh tế xhcn, nhưng phải phát triển theo đường lối thị trường, có thể nói là định hướng thị trường. Phát triển phải định hướng theo kiểu thị trường, tới khi mà nó đạt tới kiểu thị trường thì hoàn thành nhiệm vụ. Vậy nếu gọi đúng tên sự việc thì phải là kinh tế chuyển đổi nếu nói chung chung hay nói cụ thể là kinh tế xhcn định hướng thị trường. Tới đây hết hiểu luôn. Kinh tế thị trường là đặc trưng của tư bản, kinh tế kế hoạch hóa là đặc trưng của xhcn vậy khi chuyển thành công qua kinh tế thị trường thì gọi là xã hội gì? hehe, bộ là xh lai hả. Đừng có nói là xhcn version 2.0 chớ hỏng phải là version 1.0 như của Liên xô đó nghen, hiểu chết liền. Chỉ chỏ đây, nếu mà khẳng định là xhcn cũng có kinh tế thị trường, thể hiện ở các doanh nghiệp nhà nước là chủ đạo thì nghe xong rồi chết giấc luôn đó. Bản chất là nguồn vốn nhà nước, cạnh tranh như thế nào, vậy thị trường là thế nào. Đừng có nói là tuy là nguồn vốn nhà nước nhưng cácdoanh nghiệp khác nhau thì phải cạnh tranh mới sống còn được nghen. Nó cạnh tranh làm gì, nếu có cạnh tranh đi chăng nữa thì cũng chẳng có hiệu quả, cho vui thôi vì không bị áp lực từ cổ đông về việc sử dụng đồng vốn phải có hiệu quả. Nó chỉ có tác dụng là biểu tượng của quốc gia nào đó thôi, hay có tính chất công ích. Vậy thì chỉ cần có mấy doanh nghiệp chơi cho vui thôi chớ không thể là một đống hầm bà lằng như vậy, nếu chỉ mấy cái khơi khơi y như mấy nước tư bản kia thì sao là chủ đạo, bó tay chấm com. Nếu xhcn không thể hiện ở đó thì thể hiện ở cái gì? bộ thể hiện ở chỗ đảng ta là đảng cầm quyền hử?
Hehe, chấm hết ở đây

Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2011

Cái gì?

Cô bé kia, cỡ 16-17 tuổi, học sinh trung học,  bị một người phụ nữ trung niên đánh tới tấp vô mặt, vừa đánh vừa la học không đi học, cho tiền đi học rồi chỉ lo đi chơi, đàn đúm... Bà ta vừa đánh vừa chửi, rồi bà ta biểu 1 người thanh niên cỡ lớn hơn cô bé mấy tuổi lấy xe về, để cho nó đi bộ về, lần sau không có đi xe cộ gì hết, đi bộ mà đi học. Bà ta còn quay lại lại chửi cô bé 1 trận rồi leo lên xe chạy mất. Người đi đường xúm lại coi thấy vậy hỏi sao lại trốn học. Cộ bé thút thít, vừa khóc vừa thốt lên được mấy tiếng cướp, ăn cướp. Trời đất ơi, người ta xúm vô hỏi thăm thì ra là hai người kia dàn cảnh đánh con để cướp xe giữa ban ngày ban mặt. Người ta gọi điện về nhà cô bé giúp vì cô bé sợ hãi quá không biết làm gì.
Cô kia dựng xe máy ở trước cửa hiệu bán áo quần, mở cốp xe lấy tiền. Hai cô kia mặt mày bặm trợn tới tát bốp vô mặt, vừa tát vừa chửi mày chơi bời ở đâu thì chơi, tránh xa chồng bà, bà cảnh cáo lần cuối cùng, vừa đánh vừa giựt tóc 2 cô, xong rồi leo lên xe máy bỏ đi. Lúc đó 2 cô đó mới hoàn hồn la lên, cướp, cướp. Thì ra là có 1 thằng kia cướp tiền của mấy cô đó rồi chạy, hai người kia là đồng bọn giả cảnh đánh ghen để cho thằng kia chạy xa. Có người đứng coi cẩn thận ghi lại số xe, rồi người ta đi cùng 2 cô đó đến công an để báo.
Chẳng biết gọi là cái gì nữa.

Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2011

Hình minh họa cực độc

Hội nghị các nhà phẫu thuật - Azit Nexin

    Hội nghị các nhà phẫu thuật lần này họp ở thành phố Liubơlitxơ. Nghe đâu đấy là một hội nghị có tầm quan trọng đặc biệt. Hội nghị lần thứ mười này đã thu hút sự chú ý của các nhà phẫu thuật lừng danh nhất thế giới và có số người tham dự đông chưa từng có. Phóng viên từ khắp các nước đua nhau kéo về dự hội nghị, mặc dù đây chưa phải là một sự kiện có sức hấp dẫn đặc biệt như một trận đá bóng hay một cuộc họp báo có các cô đào điện ảnh tóc đen, tóc vàng lên khoe các kiểu quần áo lót. Các nhà phẫu thuật nổi tiếng nhất từ hai mươi ba nước đã đến báo cáo tại hội nghị, trong số đó có cả những bậc danh y có thể tháo lắp các bộ phận của cơ thể người dễ như ta tháo lắp một cái đồng hồ hay một khẩu súng trường tự động vậy! Vì thế các báo chí, sau khi đưa tin về những mẫu quần áo tắm mới nhất và về những vụ giết người rùng rợn, thấy cũng cần phải nói vài dòng về hội nghị các nhà phẫu thuật.

      Ngày thứ nhất của hội nghị dành cho lễ khai mạc. Ngày hôm sau toàn thể hội nghị nghe báo cáo. Ngày thứ ba thì bắt đầu tranh luận về các báo cáo. Nhà phẫu thuật nối tiếng của Mỹ, bác sỹ Cladêman, bước lên diễn đàn cùng với người trợ tác. Các phóng viên báo chí và vô tuyến truyền hình hấp tấp giở sổ tay và bút máy. Các quan khách ngồi kín phòng họp thì đeo ống nghe vào tai để chuẩn bị nghe. Cố nhiên là mỗi người chọn lấy một trong bốn thứ tiếng mà mình nghe thông thạo nhất.
      - Kính thưa các bạn đồng nghiệp! – Bác sỹ Cladêman bắt đầu nói. – Tôi xin trình bày với các bạn hiện có mặt tại hội nghị thứ mười này về cuộc phẫu thuật lý thú nhất trong cuộc đời 35 năm làm nghề mổ xẻ của tôi. Như các bạn đã biết, cho đến nay, chưa một nhà phẫu thuật nào có thể làm được cái việc thay vân tay trên đầu các ngón tay. Lịch sử y học chưa từng biết đến một trường hợp nào và sách báo cũng chưa từng nói đến một thí nghiệm nào như thế. Người ta chỉ biết rằng, dù lớp da tay có bị thay bao nhiêu lần chăng nữa, thì lớp da mới bao giờ cũng có hoa vân giống hệt lớp da trước. Chính vì thế mà cảnh sát có thể dễ dàng phát hiện ra những tay găngxtơ chuyên nghề nậy tủ sắt và những thủ phạm giết người. 
      Trong lần phẫu thuật gần đây, tôi đã thí nghiệm thành công việc thay đổi vân tay trên đầu các ngón tay. Trước mắt các bạn đây là ngài Tômatxơ, một kỹ nghệ gia nổi tiếng của Mỹ mệnh danh là “Vua thụ tinh nhân tạo”. Ngài còn có biệt hiệu là “Giếch đấm vỡ quai hàm”. Với biệt hiệu này, ngài đã được Cục Điều tra liên bang ghi tên vào sổ đen. Suốt mười năm trời cảnh sát ra công truy nã nhà khoét tủ sắt lão luyện này, nhưng đều vô hiệu. Sở dĩ như vậy là vì, sau mỗi chuyến đi hành nghề về, tôi lại làm phẫu thuật thay vân tay cho ngày Tômatxơ, tức “Giếch đẫm vỡ quai hàm”. Tôi xin cam đoan với các bạn rằng, phẫu thuật thay vân tay không phải là công việc phức tạp nhất mà còn là công việc kiếm bẫm nhất, vì cứ mỗi lần như vậy tôi lại được nhà bẻ khóa chia cho hẳn một nửa số của lấy được.
      Bây giờ, tôi xin chiếu cho các bạn xem một đoạn phim giới thiệu lại kỹ thuật của công việc mổ xẻ này.
Tất cả các nhà phẫu thuật có mặt trong phòng đều nhất trí công nhận ông bạn đồng nghiệp Mỹ của họ quả là chuyên gia tài ba nhất trong lĩnh vực mổ xẻ. Nhưng bản báo cáo tiếp theo của nhà phẫu thuật Anh đã khiến họ phải thay đổi ý kiến. Ngài B. Lainânxơ bước lên bục cùng với một người nữa.
      - Kính thư các đồng nghiệp! Tôi xin kể cho các bạn nghe một phẫu thuật vốn được coi là phức tạp nhất và đáng chú ý nhất trong lịch sử y học thế giới. Người mà các bạn thấy đang đứng cạnh tôi đây là hạ sỹ Mêchiu. Trong thời gian chiến tranh thế giới thứ hai, một mình ông đã hạ sát được 26 kẻ thù. Nhưng chẳng may một mảnh lựu đạn của quân địch đã cứa đứt đầu ông. Tôi đã chế thành công một thứ keo dãn đặc biệt và đã gắn được chiếc đầu vỡ ấy lại cho ông, trông còn đẹp hơn cũ. Bây giờ thì có bom nguyên tử cũng không thể làm chiếc đầu này rời ra được nữa. Và đây, tôi xin trình bày với các bạn bí quyết pha chế thứ keo này...
      Nỗi kinh ngạc của những người dự hội nghị thật không sao tả xiết. Ai cũng tin rằng không còn được nghe bản báo cáo nào thú vị hơn thế nữa. Nhưng diễn giả tiếp theo – một nhà bác học Pháp – đã bắt họ phải thay đổi ý kiến. Ông này bước lên diễn đàn với một trang giai nhân tuyệt sắc tóc vàng, mặc quần áo tắm. Trông thấy cô ta, các vị khách có tuổi đang ngồi trên ghế bỗng đều cựa mình nhấp nhổm.
      - Thưa các bạn đồng nghiệp kính mến! – Nhà bác học Pháp bắt đầu. – Tôi muốn kể cho các bạn nghe về một phẫu thuật chỉnh hình có một không hai. Tôi hy vọng các bạn sẽ đánh giá đúng công trình sáng tạo của tôi, nếu tôi tiết lộ cho các bạn biết rằng, người con gái xinh đẹp tóc vàng mà vừa trông thấy các bạn đã phải trầm trồ xuýt xoa này, chính là bà mẹ vợ tôi năm nay đã 65 tuổi.
      Sau đó diễn giả cho biết thêm một vài chi tiết: Sở dĩ ông làm phẫu thuật ấy chẳng qua là muốn trả thù người vợ phụ bạc. Sau khi biến bà mẹ vợ thành một người đàn bà trẻ đẹp, ông lại tìm cách bắt nhân tình với bà ta. Cuối cùng, diễn giả trình bày cơ sở khoa học của phát minh kỳ diệu này.
      Các diễn giả khác tiếp tục lên báo cáo. Người nào cũng có phát minh phi thường. Chẳng hạn nhà phẫu thuật Đức tuyên bố: 
      - Con người khi chết không có nghĩa là rất cả các bộ phận đều ngừng hoạt động... Ở người chết vì bệnh nhồi máu chẳng hạn, tim tất nhiên không làm việc được nữa, nhưng ở các cơ quan khác vẫn hoạt động như thường. Còn ở người chết vì bệnh lao thì chỉ có phổi là ngừng hoạt động thôi. Vì thế theo tôi, khi tim hay phổi ngừng hoạt động, thì vẫn chưa thể coi là con người đã chết. Tôi đã lấy những bộ phận còn tốt của người chết để tạo ra những người mới. Trước mắt các bạn – nói đến đây nhà phẫu thuật Đức chỉ vào một thanh niên có vóc người cường tráng trông như thần Apôlông – là một người mà chân vốn là của nhà lực sỹ chết vì bệnh viêm ruột thừa, thân là của nhà đô vật chết vì chứng hoại thư, còn đầu là của một bệnh nhân lao.
      Các đại biểu hội nghị cho rằng nếu hôm sau nhà bác học Nhật không đưa ra được một phát minh gì mới lạ hơn nữa, thì phẫu thuật của bác sỹ Guynte người Đức lấy các bộ phận sống của người chết để tạo ra người mới quả thực phải coi là phát minh kỳ diệu nhất trong tất cả các phát minh đã báo cáo tại hội nghị.
      Nhưng bản báo cáo của nhà phẫu thuật Nhật Himisiama đã làm cho cử tọa hết sức kinh hoàng. Chỉ vào một người đứng bên cạnh, nhà phẫu thuật nói:
      - Đây là một người Nhật mà do bị tật cà nhắc nên trong thời gian chiến tranh thế giới thứ hai không được gọi vào lính. Không chịu nổi vết nhục tinh thần như vậy nên ông đã mổ bụng tự sát, moi hết ruột gan ra, rồi chém thành từng khúc...
      Ngày cuối cùng của hội nghị đã đến. Các báo cáo viên – người nọ muốn tỏ ra mình giỏi hơn người kia, người sau kể những chuyện ly kỳ hơn người trước. Tất cả mọi người có mặt ở hội nghị đều đã lên phát biểu. Riêng có một vị bác sỹ suốt từ đầu đến cuối vẫn chỉ ngồi im nghe các đồng nghiệp của mình, không nói qua một lời nào. Vị chủ tọa quay sang hỏi ông ta:
      - Thưa ngài, chả lẽ ngài không có phẫu thuật gì kể cho hội nghị nghe hay sao ạ?
      - Có chứ! Nhưng không biết cái phẫu thuật của tôi có đáng để các vị chú ý hay không?
      Có nhiều tiếng nói từ trong phòng:
      - Có! Có! Chúng tôi muốn nghe ông phát biểu.
      - Ai đến dự hội nghị đều phải báo cáo hết!
      Thấy mọi người khẩn khoản yêu cầu. Vị bác sỹ bèn bước lên diễn đàn.
      - Thôi được, - ông ta nói – Nếu các vị muốn, tôi xin kể cho các vị nghe về phẫu thuật cắt amiđan của tôi.
      Cả phòng cười rộ lên: Sau những phát minh “động trời” như thế mà còn dám nói đến chuyện cắt amiđan.
      Tiếng cười làm diễn giả phật ý:
      - Thưa các vị! Sở dĩ tôi cố ý hạ thấp giá trị phẫu thuật của tôi chẳng qua vì khiêm tốn mà thôi. Nhưng tôi không thể chịu được cái thái độ giễu cợt của các vị. Vừa nghe nói đến cắt amiđan, chưa gì các vị đã cười rồi!
      Mọi người càng cười khỏe.
      - Cái trò trẻ ranh ấy mà cũng dám gọi là phẫu thuật!
      - Tôi thì những việc ấy tôi chẳng thèm làm!
      - Làm nhà phẫu thuật mà nói những chuyện ấy thì thật xấu hổ!
       Những tiếng la ó càng làm diễn giả tức giận:
      - Nhưng các vị có biết người được tôi cắt amiđan là ai không đã chứ?
      - Là ai thì có liên quan gì đến phẫu thuật nhỉ?
      Có là ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc thì cũng thế thôi!
      Diễn giả đỏ bừng cả mặt, nói liền một thôi.
      - Nhưng người tôi cắt amiđan là một nhà báo!
      Các đại biểu lại phá lên cười rũ rượi.
      - Nhà báo, nhà buôn, viên chức hay anh lính thì có khác gì nhau?
      Diễn giả giơ tay nói:
      - Xin các vị trật tự! Vâng, thưa các vị, không có gì khác nhau. Nhưng vì hồi đó vừa ban hành luật báo chí, các nhà báo không sao mở mồm ra được, nên tôi buộc lòng phải cắt amiđan cho anh ta thông qua đường... hậu môn.
      Vẻ giễu cợt trên mặt các quan khách vụt biến mất, nhường chỗ cho một vẻ kính phục sâu sắc đối với diễn giả. Những tràng vỗ tay vang lên như sấm. Toàn thể các nhà phẫu thuật dự Hội nghị quốc tế lần thứ mười đều nhất trí thừa nhận phẫu thuật cất amiđan của vị bác sỹ ấy là sự kiện lừng lẫy nhất trong lịch sử y học.



Thái Hà dịch



Giáo dục, y tế

Tại sao người ta không đầu tư vô giáo dục y tế hén, đầu tư vô đâu cũng làm tăng GDP mà. Khi mà giáo dục, y tế được chú trọng đầu tư thì xã hội tốt biết mấy.
Kinh doanh bất động sản, xây một đống nhà cao cấp chất lượng không rõ rồi bỏ không đó, bắt chước như mấy khu phố ma của bác ba đó, đòi xây đường sắt cao tốc nữa chớ, y như cái đường cao tốc của bác ba chỉ chở ma chớ không chở người vì ma đi lậu vé được, đâu có thấy mặt đâu mà bắt còn người sờ sờ đó thì sao mà trốn vé được. Xây cái cầu tiêu để đón khách trong ngoài nước còn chưa xong, thấy bể tùm lum ra đó vậy mà đòi xây nhà máy điện hạt nhân mới ghê chớ. Sản xuất đường cái kiểu gì mà đòi móc túi người tiêu dùng tới 4k/ký tứclà 20%, ăn cướp chắccũng nể mặt mấy người này luôn. Công nghiệp hóa hiện đại hóa mà sản xuất ra một đống cái chất lượng, mẫu mã kém, giá cả trên trời rồi lại không bán được lại đem đi đổ rác thì không chỉ thiệt hại về kinh tế mà còn thiệt hại về xã hội, rồi thiệt hại về chính trị nữa đó. Coi chừng chết chắc. Chời, mới nghĩ tới sơ sơ bấy nhiêu đó mà đã thấy gớm rồi. Sao không ưu tiên đầu tư vô y tế, giáo dục đi chớ. Lợi mọi mặt. Cũng bỏ tiền mà, bỏ tiền nhiều nữa chớ. Xây 1 cái nhà thương sợ còn tốn nhiều tiền hơn xây khu căn hộ cao cấp đó mà. Vậy cũng là đầu tư mà, khám chữa bịnh thu tiền lại từ người dân hay từ bảo hiểm y tế hay từ cácquỹ bảo hiểm nhân thọ khác, thu kiểu gì cũng là thu lại tiền mà. Mà sức khỏe người dân còn được nâng cao hơn. Chữa bịnh khi còn nhẹ thì tốn ít tiền hơn khi nó nặng mà. Còn đầu tư vô giáo dục thì cũng lợi rành rành ra đó, chỉ có đui mù mới không thấy cái lợi cuả nó. Đầu tư nhiều thì tăng trưởng mạnh mà, đúng ý  quá mà sao người ta không đầu tư vô đó hén. Hay đầu tư vô đó không có ăn? Phân người mà người ta còn ăn thì mấy thứ khác sao người ta lại từ bỏ chớ. Mấy bác kỳ ghê, cái mà càng ít người hiểu biết như lãnh vực y tế thì ăn càng đậm. 1 kê 100, 1000 còn được nói chi 1 kê 5, kê 10. Hay đầu tư vô đó, nhất là giáo dục thì người dân khôn quá lại sợ.

Linh tinh

Kinh dị, phân người cũng ăn. Hết hiểu.
**
"Thứ năm, Việt Nam vẫn chưa có chiến lược thỏa đáng để khắc phục vấn đề nhập siêu với Trung Quốc. Muốn xoay chuyển tình hình này thì cần phải (a) sử dụng các công cụ chống bán phá giá và trợ cấp đối với một số mặt hàng Trung Quốc và (b) có chiến lược cụ thể để thâm nhập thị trường Trung Quốc cũng như đối phó với các rào cản mà Trung Quốc dựng lên đối với hàng Việt Nam." Làm được cái này ta phục sát đất
**
Nói lằng nhằng quá. Tài trợ thì phải đưa tên trang trọng chớ, có gì đâu mà sợ. Nhà nước khuyến khích dân giàu nước mạnh mà.
**
Tại sao phải cần xây dựng luật có tuổi thọ cao? là bao nhiêu năm ? 1,2  năm hay 5 năm, nói rõ đi chớ. Có cần thiết không?
**
"Nếu mỗi người chịu thiệt 1 ít, chẳng hạn mua đắt khoảng 4.000 đồng/kg nhân với mức tiêu thụ đường bình quân 10 kg đường/năm thì mỗi năm người tiêu dùng cũng chỉ thiệt 40.000 đồng. Giá này là có thể chấp nhận được để cho ngành sản xuất đường trong nước phát triển.
Đó là đề xuất của ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam tại buổi họp báo cân đối cung cầu và điều hành nhập khẩu đường năm 2011"
Dô dziên chưa từng có, công nghiệp mía đường có phải sử dụng công nghệ tiên tiến, đòi hỏi sự sáng tạo thường xuyên như công nghệ máy tính, sinh học... không, tiền lương người lao động trong ngành sản xuất đường cao hơn nước ngoài chắc? người nông dân trồng mía bán mía được giá cáo hơn nước ngoài chắc. Cái gì cũng thấp lè tè dưới đất mắc mới gì giá dường cao rồi bắt người dân gánh. Còn chi phí bậy bạ nào mà cao thì gào lên chính phủ chớ mắc mớ gì đè đầu người dân? 
**
Dĩ nhiên rồi, bộ họ không là người hay không là công dân hay bị bịnh tâm thần chẳng hạn nên không bị kiện hay sao? Bộ ở mấy nước khác cấm kiện hả? 
**
hehe, cái tiêu đề sốc thiệt: chó lạ cắn người. Cẩn thận nha bác đánh máy.
**
Chời, tốn giấy mựckhông kém gì sợi xích, hehe
**
Pha sữa phải dùng nhiệt kế, mẹ giỏi ghê
**
Bộ Giáo dục đâu rồi? mắc họp hả? Sao họp quài dzậy, mà toàn lựa lúc hiểm để họp nữa chớ
**
Kỳ lạ, sao không lo tổ chức cứu đói mà lo cái này? Hỏng hiểu
**
Viết chi vậy bác?
**
"Nhiều ngân hàng cho biết thu phí để tiếp tục đầu tư mở rộng mạng lưới ATM phục vụ khách hàng. Có cần thiết không khi ngân hàng tiếp tục thu phí để tu bổ, gắn thêm máy ATM để người ta rút tiền mà không đầu tư vào các tiện ích khác cho thẻ nếu thấy xu hướng tương lai người ta sẽ không sử dụng tiền mặt nhiều nữa và cái buồng ATM cũng sẽ như các trạm điện thoại công cộng."

Nói

Hổm rày mấy cái loa phường mở hết công suất, kỳ ghê, nói là thiếu điện nên cúp điện vậy mà vẫn thừa điện để phát loa. Nghe loa phát, nhớ đọc ở kia có bác cán bộ kia nói là muốn hủy diệt ai thì phong thánh cho người ta mà thấy buồn cười quá thể, bác này không sợ lửa, chơi dao cầm lưỡi luôn mới ghê chớ, bộ bác hỏng thấy người ta tôn sùng ai như thánh hả bác. Còn bác khác thì nói người ta nghe lời dụ dỗ là tới miền đất hứa, là xứ thần tiên, không làm cũng có ăn,  nên người ta đùng đùng bỏ đi. Xứ thiên đường là nơi làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu đó mà, ai mà không có năng lực thì khỏi làm, còn nhu cầu tới cỡ nào thì hưởng tới cỡ đó. Buồn cười nhỉ. Nói chơi chơi chút đó thôi, nói dài, nói dai thành nói dại mà. Vậy mà mấy bác này nọ cứ thích nói dài là sao nhỉ? Xấu hay khoe tốt...

Thứ Năm, 12 tháng 5, 2011

Thói quen

Gặp người quen, nói chuyện một hồi người ta nhắc là nhớ nhứt em là hay nói dạ. Ta ngạc nhiên, là sao? Là gần như cái gì em cũng dạ rồi nói. Ví dụ, Uyeen ơi, thì nghe dạ, anh biểu em hả? Làm cái đó xong chưa? dạ, chưa xong, anh ráng chờ em chút xíu nghen, hay trả lời điện thoại thay vì là alô là dạ, em nghe. Trời đất, thiệt tình ăn vô tim vô gan rồi hay sao đó,  hình như cứ người lớn nào mà không thấy "căm thù" ta đều dạ trước khi trả lời đến nỗi không để ý  vậy mà người ta nhớ, chắc họ thấy mình kỳ cục ghê.

Sợ thiệt

Người kia đang đứng trên vỉa hè, cầm cái nón bảo hiểm hiệu Sơn trên tay, một thằng kia chạy xe máy ngang giựt mất, may mà không bị té. Người khác đội nón Sơn đang chạy chầm chậm trên đường bị hai thằng kia chạy xe máy ép sát giựt cái nón đang đội trên đầu, may mà chưa té, cũng may là nó giựt chớ không dùng dao cắt nón, dính vô mặt thì chắc chết mất. Mấy người ngồi uống cà phê trong quán, đem cái nón Sơn để trên bàn cho chắc ăn, mấy thằng ăn cướp đi ngang lượm rồi bỏ chạy, ngang nhiên giữa ban ngày ban mặt. Tại vì nón này bán lại được giá, còn mấy nón khác bán lại giá rẻ hơn nên tụi nó thích ăn cắp. Mấy nón thương hiệu khác giá mắc hơn nhưng ở địa phương ta nón Sơn lại thời trang hơn. Chính vì vậy nên tuy giá không mắc bằng mấy nón thương hiệu chuyên dụng nhưng bọn ăn cắp thích giựt hơn. Nguy hiểm thiệt đó

Thứ Ba, 10 tháng 5, 2011

Chuyện ở quê

Người ta thắc  mắc sao giá lại tăng cao vậy, sao lại lạm phát nhiều vậy hở con, hồi năm tám mấy lạm phát cũng nhiều lắm đó con. Chời, chẳng lẽ đưa một mớ công thức, định nghĩa để giải thích, người ta nghe rồi chết liền, mà học hành được mấy chữ thì cũng phải biết đường mà giải thích chớ bộ. Không biết nói sao, ví dụ đại là ở xứ đó có 10 ký gạo, như vậy nhà nước được in ra một lượng tiền tương đương là 10k đồng, vậy 1 ký gạo giá 1k đồng. Để khuyến khích làm ra thêm gạo, người ta cho in thêm 10k nữa, như vậy phải sản xuất ra 10 ký ra nữa thì không xảy ra tình trạng gì. Nhưng mà người ta hoặc là tham nên 10k đó không đi làm gạo mà đi đánh bạc, chơi số đề hết mất tiêu 5k, còn 5k để làm ra 5 ký gạo hoặc là ngu nên 10k đó chỉ làm ra được 5 ký gạo. Vậy thì giá gạo lúc này tới 20k/15ký~1.3k/ký. Từ đó suy ra cho nhiều tài sản khác trong xã hội thì công thức tính phức tạp hơn, nôm na là vậy đó. Vậy gạo lên giá do xài bậy, xài bạ, hehe

Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2011

Đói ăn

Người dân Thanh hóa đói, năm thứ 11 của thế kỷ 21 ở một nước xã hội chủ nghĩa, là đỉnh cao trí tuệ của loài người đó nghen, cái dzụ đỉnh cao này không phải ý kiến của ta đâu đó mà ta được thầy cô dạy từ nhỏ tới lớn, dù chẳng hiểu gì nhưng vẫn thuộc vì được/bị nhồi nhét vô đầu hoài. Chuyện không thể tin được, dù nơi đó có lạc hậu đến đâu mà dân đói ăn thì cũng khó mà hiểu nổi. Dân đói đừng đổ tại dân nghen, cũng đừng đổ tại trời nghen, trời không hại người ta đến chết đói đâu, tại người đó mà, hay tại sinh vật nhìn thấy giống như người đó, người thừa mứa thì người thiếu là chuyện bình thường, kẻ ăn không hết người lần chẳng ra. Vậy mà suốt ngày người ta cứ quan tâm mỗi Bin Laden rồi lại Bin Laden, rồi hoa hậu, người đẹp, cởi 1 phần, cởi từng phần rồi cởi toàn phần. Đừng thắc mắc nghen, tại vì mấy lý đờ là những dạng sinh vật cao cấp gọi là người  có thành tích như vầy. Dân không đói mới là lạ, nếu chưa kịp đói thì họ làm như vầy.
Một xứ sở mà để cho dân đói là lý do gì? mà xứ sở đỉnh cao của nhân loại nữa thì lại càng cần giải thích lý do nữa. Vì một con người bình thường sẽ chẳng bao giờ hiểu nổi sao lại có chuyện đó xảy ra ngay ở đất nước như vậy.
Sao người ta lại dùng từ thiếu đói, thiếu đói là đói chưa đủ hay sao. Sao không dùng từ đói ăn, đơn giản, dễ hiểu mà chỉ rõ bản chất vấn đề, hay chỉ đạo phải nói như vậy.

Thứ Tư, 4 tháng 5, 2011

Học ngoại ngữ

Coi bày này , thấy là lạ cho nền giáo dục. Đại học phải dạy ngoại ngữ, nhớ ngày xưa ta đi học phải học môn đạo đức nữa chớ, mà học trúng thầy mất đạo đức quá trời. Phải xác định là học xong đại học thì có khả năng làm việc hay đọc tài liệu chuyên môn bằng một trong 5,6 thứ tiếng thông dụng nhất trên thế giới, chẳng lẽ kiến thức của nhân loại từ cổ chí kim chỉ toàn viết bằng tiếng Việt hay sao mà không cần biết ngoại ngữ. Trường có dạy hay không dạy ngoại ngữ thì không thành vấn đề, vấn đề là sinh viên phải sử dụng được ngoại ngữ. Họ ưng học ở đâu là chuyện của họ, miễn là biết ngoại ngữ, còn nếu vì uy tín của mình thì trường nên tổ chức thi ngoại ngữ, đơn giản vậy thôi, họ có bằng ngoại ngữ gì thì kệ họ, thích có chứng chỉ  hay không có chứng chỉ  ở các cơ sở khác là việc của họ, chứng chỉ B, C theo tiêu chuẩn VN hay chứng chỉ TOEFL, TOEIC..., thích học Anh, Pháp, Đức... kệ họ. Chỉ cần tổ chức thi đơn giản là được thôi mà, cần gì phải thi đủ mấy kỹ năng như reading, speaking, listenig và thêm cả spelling chi cho rách việc, hehe. Chỉ cần cho đọc 1 bài test rồi hỏi ba xàm ba láp về nó là xong, mướn mấy thầy cô mấy trường đại học chuyên đào tạo ngoại ngữ cùng với chương trình máy tính kiểm tra 1 ngày  là xong. Em nào được đánh dấu pass là xong. Sao lại nói yêu cầu học ngoại ngữ lại là không nhân đạo, nếu kỹ sư, cử nhân mà không sử dụng được một ngoại ngữ nào ở mức độ đọc có từ điển ( hehe) hiểu tài liệu chuyên môn thì đào tạo ra một đống bùng nhùng đó cho xã hội lại càng vộ nhân đạo hơn. Nói đi rồi lại nói lại, nhưng nếu những trường đại học kiểu đại học cộng đồng thì cũng có thể bỏ qua yêu cầu ngoại ngữ cũng được, chẳng sao cả, nhưng lúc đó giống như tự bắn vào chân mình vậy, những người tốt nghiệp tại trường này thường sẽ không có uy tín để lựa chọn những công việc có mức lương cao, và chính những người này lại là những ngườu quảng cáo cho chất lượng kém của trường mà họ được học.

Tuổi trẻ tài cao

Đề: Em hãy kể lại câu truyện "Thánh Gióng".
Ngày xửa ngày xưa, đất nước ta sinh ra được một cậu bé Thánh Gióng trông rất là quái nhân vì đã 3 tuổi mà vẫn không biết nói biết cười. Đột nhiên một hôm giặc tới, Thánh Gióng nhảy tót lên mình ngựa, sau khi đã ăn một bữa cơm khủng khiếp với hàng thúng cà muối mặn mà vẫn không khát nước. Thánh Gióng đánh giặc xong không biết đường về nhà vì chưa ra khỏi nhà lần nào. Thánh Gióng không biết đi đâu về đâu nên đành phải bay lên trời.